Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Những Bước Căn Bản Khi Nhập Môn Cầu Lông

Những Bước Căn Bản Khi Nhập Môn Cầu Lông

Mình xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản dành cho các bạn chuẩn bị tập môn cầu lông hoặc đang tập ở mức cơ bản.

Trong cầu lông nếu muốn đánh chuẩn được các động tác từ trình độ cơ bản đến cao, đòi hỏi người chơi phải biết kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa động tác tay và chân, nếu một trong hai bộ pháp của tay và chân không đồng điệu sẽ dẫn đến đường cầu không như ý .v.v Hôm nay ở nội dung bài viết này mình chỉ giới thiệu về các động tác cơ bản của tay đó là : Cách cầm vợt và tư thế đánh ở một số động tác cơ bản

1. Cách cầm vợt:
Lỗi thường mắc phải của các bạn mới vào chơi đó là cầm vợt không đúng cách, bạn có thể cầm vợt bằng bất cứ cách nào thuận tiện nhưng nếu bạn cầm sai tất nhiên bạn không thể đánh hay và thực hiện được các động tác khó.
- Các bạn quan sát nhé: ở cán vợt chia làm 4 mặt, 2 mặt đối diện có bản lớn nằm trùng với mặt vợt, 2 mặt đối diện còn lại có bản nhỏ hơn và nằm trùng với sóng vợt ( hay còn gọi là vành vợt ). Bạn hãy làm theo các bước như sau:
+ Ŀặt vợt nằm xuống mặt đất
+ Ŀưa lòng bàn tay thuận ( phải hoặc trái ) song song và áp lòng bàn tay vào mặt cán lớn của vợt ( lúc này mặt cán lớn đang nằm ngửa lên )
+ Nắm cán vợt trong tư thế đó và nhấc vợt lên khỏi mặt đất, chú ý sao cho khe giữa của ngón trỏ và ngón cái nằm ở phía mặt nhỏ của cán vợt và hơi lệch về phí ngón cái từ 5-10.

2. Vị trí bàn tay và các ngón trong khi cầm vợt:
Sau khi bạn đã cầm vợt theo các bước như trên, lúc này bạn cần điều chỉnh các ngón tay sao cho thoải mái nhưng đảm bảo cán vợt vẫn chặt và đúng kỹ thuật, các bạn chú ý như sau:
+ Ngón cái: ngón cái nằm ở trên mặt cán lớn của vợt và song song với 4 ngón còn lại.
+ Các ngón còn lại cũng nằm trên mặt cán lớn nhưng đối diện với ngón cái, và lưu ý là các ngón này phải xuôi theo chiều hướng đi lên trên mặt vợt, tránh trường hợp các bạn cầm vợt vuông góc với cánh tay .
• Mẹo vặt cho các bạn cầm vợt nhanh nhất và dễ hiểu nhất (tương đối đúng thôi hihihi ):
Có lẽ các bạn biết hai cách cầm dụng cụ thông dụng này chứ? Đó là cách cầm cán dao và cách cầm cán cuốc (dụng cụ cuốc đất của nông dân)
Cách cầm vợt đúng là bạn cầm vợt theo kiểu cán Dao và cầm theo dạng cán cuốc là sai (đây chỉ là mẹo để các bạn dễ hiểu, đừng cầm dao đi múa máy lung tung rất nguy hiểm các bạn nhé)

3. Cách cầm vợt trong các thế đánh:
ở mỗi động tác đánh thì cách cầm vợt sẽ có chút ít thây đổi để động tác đánh của bạn phát huy được lực và độ chính xác, nhưng dù có thây đổi như thế nào đi nữa thì những cách thức cơ bản mình đã giới thiệu ở trên vẫn không thây đổi, khi bạn mới chơi và cầm vợt theo cách trên sẽ cảm thấy rất khó đánh vì các bạn mắc một nhược điểm, hãy khắc phục nhược điểm sau các bạn sẽ thấy thoải mái và dễ đánh hơn:
* Trong cầu lông có hai tư thế chuẩn của tay, đó là đánh ngang vai trở lên và đánh dưới vai, nhược điểm của các bạn mới chơi là cánh tay không đưa lên ngàng vai mà thường là bằng vai hoặc thấp hơn vai vì vậy gây cho bạn khó khăn khi thực hiện các động tác. Ngoại trừ các động tác: giao cầu, đỡ cầu, mốc cầu, bạn luôn chú ý cánh tay của bạn phải luôn luôn ngang vai và khuỷ tay tạo thành một góc =>90 độ hướng vợt lên trên trời.
+ Giao cầu: Trong cầu lông có hai kiểu giao cầu cơ bản,
Kiểu 1: giao cầu từ sau lưng đẩy tới (thường áp dụng cho đánh đơn và là kiểu giao cầu phổ biến ở những năm 80)
Kiểu 2: giao cầu đẩy từ phía trước eo bụng (giao cầu cho đánh đôi và là kiểu giao cầu mới sau khi lối đánh cổ tay thâm nhập vào Viêt Nam)
Các bạn mới tập chơi thường chọn kiểu 1 vì dễ giao, nhưng tôi khuyên các bạn nên chọn kiểu 2 mặc dù kiểu này khó hơn nhưng có nhiều ưu điểm hơn, sau đây tôi xin nói về vị trí bàn tay trên cán vợt khi giao cầu
- Nếu bạn giao cầu theo kiểu 1 thì bạn vẫn cầm bình thường như cơ bản, và không nên cầm quá sát ở đuôi vợt vì như vậy sẽ rất khó ra lực khi giao cầu, cũng như không nên cầm quá sát ở đầu cán vợt, tốt nhất nên cầm sao cho đuôi cán vợt còn dư lại từ 0.5-1.0cm, và ở kiểu cầm này khi giao cầu ngõn cái của bạn không nên đặt trên mặt cán lớn của vợt mà bạn nên vòng ngón cái ôm lấy cán vợt theo chiều của bàn tay
- Nếu bạn cầm vợt theo kiểu 2 lúc này bạn nên cầm cán vợt lên trên một chút (thu ngắn vợt lại) vì khi bạn giao cầu theo kiểu 2 thì khoảng cách để bạn chuyển động vợt rất hạn chế nên sẽ ảnh hưởng đến lực ở cổ tay và thao tác khi giao cầu, và ở cách giao cầu này thì bạn nên chú ý một điểm rất đặc trưng ngược lại với kiểu 1 là bạn phải đặt ngón cái lên trên bản lớn của cán vợt nhằm mục đích tăng thêm lực cho cổ tay.

Thuật ngữ cầu lông Anh - Việt

Alley - Phần mở rộng của sân dành cho đánh đôi.

Attack - Tấn công

Back alley - Phần sân giữa đường biên cuối và vạch giao cầu dài dành cho đánh đôi.

Backcourt - Một phần ba cuối của sân, trong vùng giới hạn bởi các đường biên cuối.

Backhand - Đánh ngược phía tay thuận.

Balance Point: Chỉ số đo từ đầu cán vợt đến điểm trụ trên khung vợt. Chỉ số này cho biết vợt nặng phần đầu hay cân bằng hay nhẹ phần đầu vợt.

Balk - Thao tác đánh lừa đối phương trước khi hoặc trong khi giao cầu, còn gọi là "feint."

Baseline - Đường biên tại cuối mỗi bên sân, song song với lưới.

Carry - Một chiêu thức phạm luật, trong đó, trái cầu được bắt vào đầu vợt và giữ trên đó để đánh đi

Center position hoặc base position: Điểm trung tâm trên sân, nơi người chơi đơn quay về sau mỗi cú đánh

Center line - Đường vạch vuông góc với lưới, chia ra hai phần sân giao cầu cho mỗi bên phải và trái

Clear - Cú đánh sâu đến phần biên cuối của đối phương. Cú clear bổng dùng để phản công, trong khi cú clear tấn công thì đi thấp.

Come on - Câu cửa miệng dùng để động viên, kích thích đồng đội

Court - Sân cầu lông, giới hạn bằng các đường biên

Defend - Chống đỡ, thường là đối phó lại những cú đập hoặc bỏ nhỏ

Drive - Cú đánh nhanh và thấp tạo thành đường bay thẳng bên trên lưới

Drop - Cú bỏ nhỏ, đánh nhẹ và có kỹ thuật sao cho cầu rơi nhanh và gần với lưới bên phía đối phương

Fault - Phạm lỗi, có thể là lỗi giao cầu, lỗi trả cầu.

Flick - Cú xoay cổ tay và cánh tay trên làm đối phương bất ngờ bằng cách lẽ ra phải đánh nhẹ nhưng lại đánh nhanh, dùng trong lúc giao cầu hoặc khi gần lưới.

Footwork - Bộ pháp, cách thức di chuyển trên sân. Bộ pháp tốt giúp bạn trông phong độ và cho phép bạn đón cầu với mức di chuyển thấp nhất, hiệu quả nhất.

Fluke - Cú đánh chạm khung vợt nhưng lại ghi điểm nhẹ nhàng, còn gọi là "lucky shot"- "cú đánh may mắn".

Forecourt - Một phần ba sân trước, giữa lưới và vạch giao cầu ngắn

Go - Đồng đội bạn nói "Go" khi biết mình không đón được cầu và hy vọng bạn sẽ đón được

Good eye - Lời khen tặng dành cho đối thủ khi người đó phán đoán một cách chính xác rằng cầu do bạn đánh đi ra ngoài sân

Good Game - Dùng để bên thắng cuộc nói với bên thua khi trận đấu kết thúc và hai bên bắt tay

Good shot - Lời khen tặng đối phương vừa có 1 cú đánh đẹp.

Grip: Quấn cán vợt

Grip - Cách cầm vợt

Hairpin net shot - Cú đánh từ dưới thấp và gần lưới, giúp cầu đi lên và qua khỏi lưới để rồi rơi nhanh xuống bên phần sân đối phương.

Halfcourt shot - Cú đánh giữa sân, hiệu quả trong đánh đôi khi đội đối phương chơi theo đội hình đầu sân -cuối sân

I got it - Dùng để nói với đồng đội đánh đôi rằng bạn sẽ đón quả cầu này.

Kill - Cú đánh nhanh, từ trên xuống sao cho đối phương không thể đỡ được, còn gọi là cú "putaway

Long service line - Vạch giao cầu dài. Giao cầu không được để cầu đi quá vach này

Match - Trận đấu, gồm nhiều ván

Midcourt - Một phần ba giữa sân

Mine - Giống như "I got it".

Net shot - Cú đánh từ một phần ba trước của sân và làm cho vợt bay vừa đủ qua lưới và rơi nhanh xuống phần sân đối phương

Plastic shuttles - Quả cầu lông làm bằng nhựa, bạn đừng bao giờ dùng loại cầu này, vì đây không phải là cầu lông.

Power - Lực đập cầu.100 đến 150 dặm/giờ - bạn khá đấy. 150 đến 200 dặm/giờ - bạn rất có lực. 200 đến 250 dặm/giờ - Bạn nên tập luyện để giành giải Vô Địch Thế Giới. ( 1dặm = 1.6km)

Power Zone, hay Sweet Spot, chỉ vùng lưới vợt đánh ra kết quả tốt nhất. The middle of the racket is obviously more powerful than the sides of the racket as the strings have more of a trampoline effect.

Push shot - Cú đánh đẩy cầu nhẹ từ lưới hoặc từ giữa sân sang bên giữa sân đối phương, ít sử dụng động tác cổ

Racquet - Vợt

Rally - Cầu được đánh qua lại giữa hai bên và chưa bên nào để lỡ cầu

Rubber - Ván rubber là ván thứ 3 và là ván quyết định trong một trận cầu 3 ván

Serve hoặc service - Giao cầu

Service court - Vùng đứng để giao cầu

Service over - Hết quyền giao cầu

Short service line - Vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Khi giao cầu, tối thiểu cầu phải đến được vạch này mới xem là hợp lệ

Shuttlecock hoặc "birdie" : trái cầu

Smash - Cú đánh khi cầu cao quá đầu, đập mạnh cho cầu rơi nhanh xuống sân đối phương, đây là cú đánh tấn công chủ yếu trong cầu lông.

String: dây vợt

Torque: Mô-men xoắn. Chỉ mức độ "trợt" của vợt khi vợt tiếp cầu ngoài vùng trung tâm lưới vợt. Khung vợt càng ít mô-men xoắn, cú đánh chạm cầu ngoài trung tâm lưới vợt sẽ càng chính xác.

Tendinitis - Viêm gân, đa số người chơi cầu lông chuyên nghiệp dễ bị chứng này.

Warm up - Khởi động trước khi chơi

Wood shot - Cú đánh khi cầu chạm vào khung vợt, từng bị xem là phạm luật nhưng đã được Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới chấp nhận năm 1963

Walk over - Khi một tay vợt không đến thi đấu hoặc đến nhưng vì lý do nào đó không thể thi đấu, trận đấu gọi là walk over.

Wrist - Cổ tay, một bộ phận quan trọng cần phải giữ gìn nếu muốn vượt trội ở bộ môn cầu lông.

Yours - dùng để nói với đồng đội khi đánh đôi nếu người đó đã để lỡ cơ hội đón cầu khi nó thuộc phạm vi đánh của người đó.

1-Piece Construction: Thường thấy ở vợt graphite, cho biết tay cầm, thân vợt và đầu vợt được đúc liền một khối.

2-Piece Construction: Cho biết vợt được nối giữa tay cầm và thân vợt hoặc giữa thân vợt và đầu vợt.

Sưu tầm...ngotuan_0320

Backhand - Đánh ngược phía tay thuận.
+Backhand Drop - Bỏ nhỏ trái tay từ cuối sân
+Backhand clear - Phông cầu trái tay


Forehand - cú đánh thuận tay, thực hiện cú đánh khi cầu rơi phía tay thuận

+Forehand Smash - Đập cầu thuận tay
+Forehand net shot - Bỏ nhỏ gần lưới thuận tay
+Forehand Drop - Bỏ nhỏ thuận tay từ cuối sân
+Forehand Drive - Đánh ngang thuận tay
+Forehand Clear - Phông cầu thuận tay
+Forehand Low Serve - Giao cầu thấp thuận tay
+Forehand Net Lift - Nâng cầu thuận tay gần lưới
+Forehand net kill - Dứt điểm gần lưới thuận tay
+Forehand High Serve - Giao cầu cao thuận tay

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Bài tập cho cổ tay

Đây là clip tập cho cổ tay khỏe hơn, dẻo hơn, các mem tham khảo nhá:





iếp thêm 1 clip khác về bài tập cổ tay nhá!

Bộ pháp di chuyển !!!

Mình tìm được cái này thấy nó giống bộ pháp di chuyển của mình nên mình đem lên cho các bác xem, mong sẽ giúp ích được cho các bác thêm về bước di chuyển của mình để hoàn thiện nhìu hơn về lối di chuyển, giúp các bác sẽ di chuyển nhanh hơn và đẹp hơn....



Thêm một clip nữa nhá



Thêm 1 clip về bộ pháp di chuyển!!! Mời các bạn tham khảo!!!



Mình lên mạng nãy giờ tìm được thêm 1 bộ pháp di chuyển nữa của HLV Chen Weihua cảm thấy rất hay và bổ ích, rất chi tiết, mặc dù nói tiếng Trung Quốc nhưng chúng ta có thể xem những động tác di chuyển và học theo. Nếu bạn nào mới tập chơi cầu lông hoặc di chuyển trên sân còn chậm thì nên quan tâm đến topic này!!! Mời các bạn xem clip!!!

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Ngăn ngừa chấn thương trong cầu lông

Một số nguyên tắc cơ bản khi đánh cầu lông !

Mặc định Một số nguyên tắc cơ bản khi đánh cầu lông !

I. Yêu cầu chiến thuật của môn cầu lông:
Vận dụng chiến thuật nhằm đạt được các mục đích sau:

1. Điều chuyển vị trí của đối phương: Đối phương thường đứng ở vị trí trung tâm của sân để quán xuyến tất cả các điểm của sân và sẵn sàng đánh trả lại tất cả các loại đường cầu khi chúng ta đánh đến. Nếu như chúng ta có thể điều chuyển được vị trí của họ, buộc họ phải rời khỏi vị trí trung tâm thì sân của họ sẽ xuất hiện chỗ trống và chính chỗ trống này sẽ trở thành mục tiêu để tấn công.

2. Buộc đối phương phải đánh trả bằng đường cầu cao ở sân sau và giữa sân: thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao, chém đập, chém treo hoặc vê cầu sát lưới v.v... tạo thành khó khăn cho việc đánh trả của đối phương, buộc đối phương phải đánh trả sang bằng đường cầu cao, đường cầu không thể đánh đến đường biên ngang sân của mình. Như vậy sẽ có thể tạo điều kiện tốt nhất để tăng thêm sức mạnh uy hiếp của lần đập vụt mạnh và đập tạt cầu sát lưới tiếp sau đó của mình, giáng cho đối phương những đòn chí mạng.

3. Làm cho đối phương mất đi sự khống chế trọng tâm: lợi dụng các đường cầu lặp lại hoặc sử dụng động tác giả làm rối loạn bước di chuyển của đối phương, làm cho đối phương mất đi sự ổn định của trọng tâm, không thể di chuyển tới kịp vị trí thuận lợi để đánh trả hoặc làm chậm thời gian đánh cầu dẫn tới chất lượng cầu đánh trả sẽ kém, từ đó tạo thành thế bị động cho đối phương.

4. Tiêu hao thể lực của đối phương: điều khiển điểm rơi chuẩn xác của cầu, lơi dụng tối đa diện tích của toàn bộ mặt sân, đưa cầu đánh đến 4 góc của sân đối phương hoặc những chỗ xa với vị trí đứng của đối phương, làm cho đối phương mỗi lần di chuyển đánh trả cầu phải tiêu hao thể lực lớn. Khi giành giật sự được mất của một quả cầu, cũng nên sử dụng phối hợp nhiều loại hình kỹ thuật như đánh mạnh, đánh nhẹ, đánh chuẩn để điều chuyển đối phương, buộc đối phương phải chạy chỗ nhiều, đến khi cảm thấy thể lực đối phương không trụ nổi mới giáng đòn quyết định.

II. Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông:
1. "Lấy mình làm chính": tức là không nên thoát ly khỏi điều kiện kỹ thuật và thể hình, tố chất thể lực, phẩm chất tâm lý và đặc điểm cách đánh của mình, v.v... để lựa chọn chiến thuật.

2. "Lấy nhanh làm chính": tức là về mặt biến hoá và chuyển đổi chiến thuật, cần thể hiện đặc điểm "nhanh". Vd: sau khi phát hiện thấy đối phương có ưu nhược điểm gì về mặt kỹ thuật, chiến thuật, phải nhanh chóng và mạnh dạn thay đổi chiến thuật và cần kịp thời từ công chuyển sang thủ, từ thủ chuyển sang công hoặc đi từ quá độ chuyển sang tấn công, từ tấn công chuyển sang quá độ, tốc độ chuyển đổi phải nhanh, phải nắm chắc thời cơ có lợi để nhanh chóng chuyển đổi.

3. "Lấy công làm chính": tức là khi xây dựng ý đồ chiến thuật cần nhấn mạnh tư tưởng chủ đạo là tấn công, khi phòng thủ cũng cần nhấn mạnh phòng thủ tích cực, tìm cơ hội tấn công.

III. Chiến thuật đánh đơn:

1. Chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trước: phát cầu không chịu sự cản trở của đối phương, do đó người phát cầu có thể dựa vào luật thi đấu, tùy ý theo thói quen có thể vận dụng bất cứ phương thức nào để phát cầu sang bất cứ một điểm nào trên sân đỡ cầu của đối phương. Người giỏi về lợi dụng kỹ thuật phát cầu biến hoá là người có thể trước hết phát cầu để khống chế đối phương giành quyền chủ động, dùng phát cầu lao nhanh phối hợp với phát cầu gần lưới, tranh thủ tạo ra cơ hội chủ động tấn công ở lần đánh sau, tổ hợp thành chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trước (cướp tấn công).

2. Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân): sử dụng lập lại kỹ thuật đánh cầu cao sâu hoặc cầu cao ngang, ép hai góc cuối sân của đối phương, buộc đối phương rơi vào trạng thái bị động. Một khi chất lượng của cầu đối phương đánh sang không cao, liền chớp lấy thời cơ tấn công đập, treo cầu vào chỗ trống của đối phương.

3. Chiến thuật buộc đối phương đánh cầu trái tay: nói chung là tính tấn công của đánh cầu cuối sân trái tay không mạnh, đường cầu cũng tương đối đơn giản. Nhưng khi thi đấu với các đối thủ có kỹ thuật đánh cầu cuối sân trái tay kém, thì không thể bỏ qua việc tăng cường tấn công ở khu vực đánh cầu trái tay cuối sân.

Trước hết cần kéo rộng vị trí của đối phương, làm cho khu vực trái tay của đối phương lộ ra chỗ trống. Sau đó thực hiện đánh cầu vào khu vực trái tay. Vd: trước tiên treo cầu vào khu vực thuận tay sát lưới của đối phương, đối phương hất cao cầu, chúng ta dùng ngay cầu cao ngang tấn công vào khu vực trái tay cuối sân của đối phương, buộc họ phải rời xa vị trí trung tâm, và lúc này đột ngột treo cầu chéo góc sát lưới.

4. Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích: dùng kỹ thuật đánh cầu cao ngang tốc độ nhanh, hoặc đánh treo cầu chuẩn xác đến bốn góc sân của đối phương, buộc đối phương phải chạy di chuyển sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới. Khi phát hiện đối phương không kịp trở về vị trí trung tâm hoặc mất trọng tâm để lộ ra chỗ trống và chỗ yếu thì tiến hành đột kích ngay.

5. Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lưới tấn công: trước tiên ở cuối sân dùng kỹ thuật đập nhẹ phối hợp với đánh treo cầu để ép cầu xuống dưới, điểm rơi cần lựa chọn ở phía hai bên của sân đối phương, buộc đối phương bị động đánh trả. Nếu đối phương đánh trả cầu sát lưới, liền nhanh chóng di chuyển lên lưới vê cầu hoặc móc cầu chéo góc hoặc đẩy cầu ngang tốc độ nhanh. Nếu đối phương đánh trả bằng hất cầu cao ở sát lưới, có thể lợi dụng trong lúc họ lùi về phòng thủ, sẽ trực tiếp dánh thẳng cầu vào người họ.

6. Chiến thuật phòng thủ trước tấn công sau: chiến thuật này có thể dùng để đối phó với đối thủ tấn công kém hiệu quả và thể lực kém.

Bắt đầu thi đấu, trước tiên dùng đường cầu cao để dụ đối phương tấn công, khi đối phương mải mê với tấn công mà lỏng lẻo phòng thủ thì lập tức đột kích tấn công. Cũng có thể trong lúc thể lực đối phương giảm sút, tốc độ di chuyển chậm lại thì mới phát động tấn công. Đây là chiến thuật chờ đối phương mệt mới phát động tấn công để giành thắng lợi.

(Sưu tầm)

Badminton backhand smash (Video : Những Cú BACKHAND tuyệt vời đánh bằng vợt Wilson !!)

Badminton backhand smash
(Video : Những Cú BACKHAND tuyệt vời đánh bằng vợt Wilson !!)

Bí quyết tăng lực đập cầu trong cầu lông

Bí quyết tăng lực đập cầu trong cầu lông

ĐÂY LÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU HAY KHUI SƯU TẦM,CHỌN LỌC ĐƯỢC TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN CẦU LÔNG VIỆT NAM

1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay
2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh. Động tác này tốt nhất bác kiếm mấy cái video dạy chơi cl mà nghiên cứu thì đảm bảo hơn là nghe em trình bày
3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi thở ra đường mồm thì cũng vứt.
4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được (chuyên tâm luyện khoảng 5 năm chứ mấy), khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 lần là kinh nghiệm trận mác. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì chỉ là đồ bỏ. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì. Nên thà đập hiểm còn hơn là đập mạnh bác ạ
5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức


+Sức mạnh:Rất quả trọng,1 quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh.Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng.Dùng sức của cổ tay không bao giờ mạnh được mà phải dùng sức mạnh toàn thân.Có hai từ để các bác hiểu nhanh hơn đó là NHỊP NHÀNG và BỘP PHÁT.Nói chung giải thích được hai vấn để này cúng là cả vấn đề đấy
+Độ chính xácRazzhụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực
.Tốc độ ra đòn:thật nhanh tiếp xúc vào cầu điều này làm cho những lỗi khi phát lực giảm tối thiểu vì nó có liên qua đến thói quen của bạn
.Khoảng cách phát lực:thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn.Các bác rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tời khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc đó.Cái này quan trọng lắm nó còn có phần làm cho đường cầu của các bạn khó đoán thêm đây.
+Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển.Thử hỏi các bạn không có vị trí thuận lợi thì làm sao có thể phối hợp các động tác lại cơ chứ.Trong một sec không phải lúc nào chúng ta cũng có vị trí thuận lợi để thực hiên động tác đập cầu tốt hơn chúng ta nên tự tạo ra vị trí đó.

:- muốn đập mạnh thì phải di chuyển đến vị trí cầu sẽ rơi tự do trước, nhảy lên đúng nhịp, đón cầu đúng tầm ==>> cái này chắc không cần giải thích vì ai chơi cũng bít , chỉ có điều hầu hết chạy chậm nên toàn bị đạp hơi ngửa ra sau nên muốn vít xuống bằng lực toàn thân là khó
- đập cầu là kỹ thuật dùng lực toàn thân nên việc phối hợp nhịp nhàng các bộ phận là quan trọng
- khi vung tay phải dấu được ý đồ là đâp hay chém hay phông ...
- khi tiếp cầu phải có tính đột biến cao
bb thấy có người toàn đập vào người mà người khác có đỡ nổi đâu vì họ giấu được ý đồ tấn công, tốc độ lại quá nhanh. Còn trong thì đấu thì tất nhiên không nên đập vào người vì gặp cao thủ họ bẻ tay cái là lên lưới nhặt cầu hai tay dâng trả lại liền

Mấy cái nói trên đều đúng, Wino chỉ add thêm chút đỉnh. Kiss Kiss

Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu Cool . Nếu anh em nào quá ham smash, suốt trận chỉ biết smash và smash là tự giết mình + tự làm cho style của mình nhàm chán thôi Sad .
Nhưng mà uýnh cầu lông mà không smash thì lấy cái búa gì mà ăn người ta (given that người ta ngang cơ với mình) Razz .

Do vậy, ngoài luyện tập quả smash cho mạnh (như trên có bàn qua rồi), anh chi em nên tập thêm kỹ thuật + chiến thuật đa dạng sắc bén. Nghe trừu tượng quá nhẻ ... Laughing

Riêng về smashing và dùng cú smash như thế nào hợp lý, cụ thể sơ sơ thế này. Scenerios thỉnh thoảng có thể gặp.

+ Có cần thiết thực hiện đập cầu ngay từ quả giao cầu của đối phương?
Angry
Tất nhiên là không thể cứ búa lia lịa 4,5 phát liên tục như vậy rồi.Mệt chứ. Với lại đập hoài đối phương biết mà chuẩn bị trước thì đập sao mà ăn. Mà quả phát cầu thường rất khó đập. Confused
Tất nhiên là nguyên trận đấu không thể không attack lần nào ngay từ quả giao cầu của đối phương được. Làm vậy đối thủ đâu có sợ mình + để nó thoải mái múa may đẩy mình vào chỗ chết. Beat
Tóm lại lúc nào cần đập quả giao cầu? -> Biết mình biết ta, biết thế trận, biết thể lực cả hai tại thời điểm đó -> bạn sẽ biết nên đập hay không.

+ Làm sao để gài được đối phương nâng lên cho mình thoải mái công phá ?
Kiss Kiss
Cái này chiến thuật quan trọng. Đối phương yếu chỗ nào nhất? Tìm cách ép phải, ép trái, ép trên, ép dưới ... miễn sao cuối cùng ép được ngay chỗ yếu của hắn, thế là hắn nâng cầu lên cho mình xơi thôi. Lúc này chỉ cần áp dụng quả bụp cầu mà mình đã tu luyện lâu năm là xong. Love (măm măm)
Ví dụ đa số là yếu trái tay (back hand). Gài cầu dài thế nào mà hắn không lách mình qua kịp để dùng forehand cover là hắn phải dùng backhand thôi. Cái sân cầu to thế, thiếu gì cách để ép người ta. Very Happy
Thỉnh thoảng có vài người điểm yếu lại là trên lưới. Không có khả năng bắt (dằn) lưới tốt. Hoặc không có khả năng nâng cầu sâu ra cuối sân. Đấy là thời điểm mà anh em có thể dùng để dứt điểm.

+ Có phải đánh với ai cũng dùng bài : "Nhồi cầu - Gài cầu - Dứt điểm" ?
Hehe
Không hắn vậy. Nhồi - gài - dứt điểm là kỹ năng mà mình phải có. Nhưng không phải là duy nhất. Surprised
Có thể nhờ vào sức dẻo dai, kỹ thuật toàn diện để phòng thủ chặt. Khiến đối phương make mistakes. Hoặc kiên nhẫn chờ đợi thời cơ khi đối phương mất thế (vd thể lực kém hoặc mất bình tĩnh) để khống chế đối thủ. Lúc búa lúc xoa. Ăn chắc. Kiss

+ Trước khi đập cầu, anh em nên làm gì?
Shocked
Tất nhiên la phải suy nghĩ kỹ rồi. Quả đập = nhiều sức lực tung ra. Đừng để phí. Nên nghĩ gì? Check list below !
Đập trái cầu này xác suất vào sân là bao nhiêu?
Đập trái cầu này xác suất ăn điểm là bao nhiêu?
Đập trái cầu này xong, thể lực mình còn là bao nhiêu, đủ theo cầu hết trái này không?
Đập trái cầu này xong, kế theo là tình huống gì? Xử lý tình huống này thế nào?
Đập trái cầu này có cần dùng 100% công lực?
Có cách nào khác vẫn ăn điểm (at least vẫn chiếm ưu thế) nếu không đập cầu?
.... and so on.

Kỹ thụât cầu lông hiện đại!!!

Kỹ thụât cầu lông hiện đại!!!

Với cầu lông, một môn thể thao rất phổ thông đại chúng, nhiều người chơi và nhiều người đam mê. Nhất là khu vực châu Á và người Việt nam thì môn thể thao này rất phát triển. Chỉ có một điều thắc mắc bao nhiêu năm qua của thể thao Việt nam nói chung và Cầu lông nói riêng, là tại sao trong khu vực toàn các nước rất mạnh về cầu lông, mà VN vẫn là một vùng trũng không thể vượt qua. Ngay cả khi Tiến Minh nổi lên chen chân vào Top 20 thế giới, nhưng rõ ràng thành tích của tay vợt này ngoài mấy giải trên sân nhà, vẫn chưa có gì Đáng Ghi Nhận cả....

Nói tới cầu lông, vì là một môn dễ chơi và gần gũi, cho nên hầu hết mọi người VN đều có một tư duy trực quan rất thực dụng về môn này, nó còn thực dụng hơn cả môn Quần vợt mà tôi phải rất vất vả để giúp cho các bạn chơi Quần vợt vượt ra khỏi yếu tố này để Tiếp cận với Quần vợt bằng con đường khoa học. Cầu lông cũng thế, muốn thực sự hiểu đúng về nó và chơi nó với đẳng cấp, bạn phải tiếp cận nó bằng con đường khoa học, bằng các quy luật vật lý toán học đã được chứng minh. Nếu không, tất cả chỉ là Cảm Giác, một ngày nào đó Cảm Giác Cầu của bạn mất đi, đứng trên sân bạn chỉ còn là ...."Thằng Ngốc"....khi cứ đứng im nhìn đội bạn ghi điểm hoặc bạn tạo ra những đường cầu rất "vớ vẩn".

Ngày nay trên sân đấu cũng như trong các trường dậy Cầu lông, người ta hay nói nhiều về VĐV Sử dụng Cổ tay khi đập cầu, hay cú đánh của anh ta sử dụng cổ tay rất lắt léo....Từ đó hình thành nên một trào lưu của người Việt nam là Cố gắng Tập chơi cầu lông bằng Cổ tay. Về phương diện khoa học Y học, cổ tay là một khu vực không có hệ thống cơ riêng biệt, các cơ của cẳng tay đi tới khu vực bàn tay qua khu vực cổ tay... Vì thế không thể chỉ sử dụng đơn thuần cổ tay để chơi cầu lông được. Trên thực tế các VĐV cao cấp khi đánh cầu có sử dụng yếu tố cổ tay rất nhạy cảm thêm vào trong các cú đánh của mình mà thôi, còn khi vợt tiếp cầu - tất cả họ đều sử dụng một cổ tay cố định. Cổ tay có vẻ Gập rất nhiều trong cú đánh, thực tế đó là sự thư giãn cơ của các VĐV sau khi thực hiện một kỹ thuật khó và gấp gáp. Chơi cầu lông với một cổ tay cố định là yếu tố tiên quyết để đảm bảo quả cầu đi chuẩn xác và ổn định.

Nhiều người hỏi rằng Tại sao trên TiVi ta thấy các VĐV sử dụng nhiều cổ tay và đưa được cầu tới những vị trí rất khó. Còn trên thực tế nếu họ đánh cầu thẳng thì không thể đưa cầu tới các vị trí đó được, còn khi sử dụng cổ tay lại có thể đưa cầu tới vị trí đó, như vậy rõ ràng các VĐV đó phải sử dụng cổ tay??! .... Thực chất các VĐV khi đưa cầu tới các vị trí khó trên sân không phải bằng cổ tay, cũng không phải bằng cách đưa cầu thẳng tới đó. Nếu các bạn quan sát kỹ, hầu hết các kỹ thuật đánh cầu khó đều đựơc thực hiện khi các VĐV này không thể quan sát sân, họ hoặc đang quay lưng về phía lưới, hoặc đang quan sát cầu trên cao thậm chí mặt còn đang cắm xuống đất.... Vì thế không thể đưa cầu thẳng tới vị trí khó bên kia lưới, cũng không thể dùng cổ tay để lái cầu theo cảm giác được.... tất cả họ đều phải sử dụng mặt vợt tiếp cầu theo đúng quỹ đạo của Vòng Xoáy trong cầu lông, từ các quỹ đạo vật lý đã được chứng minh đó, cầu sẽ di chuyển tới đúng vị trí bên kia lưới.

Vậy chơi cầu lông khoa học là như thế nào?. Nếu bạn đang đứng ở góc cuối sân, rất đơn giản các bạn phải hiểu rằng để đánh một quả cầu dọc biên và một quả cầu chéo sân xuống cuối sân của đối phương, bạn chỉ có khoảng 10 độ ( trong 360 độ không gian ) để thực hiện nó, trên thực tế không VĐV chuyên nghiệp nào dám di chuyển mặt vợt quá 8 độ cả. Vì thế để thực hiện một cú đánh dọc biên và một cú chéo sân hai quỹ đạo vợt là gần như nhau, hãy cầm vợt và thử di chuyển mặt vợt 8 độ, bạn sẽ thấy nó hẹp như thế nào, đó là lý do Cầu lông là một môn thể thao cực kỳ hẹp, phải hình dung sân cầu như một cái ống hẹp chứ không phải là một khoảng trống rộng mênh mông để ta có thể dễ dàng đưa cầu đi khắp hai bên cho đối phương mệt nhoài....mà ta thì không phải suy nghĩ gì về kỹ thuật. Còn nếu bạn đang đứng ở giữa sân nơi đường giao cầu đôi, để đưa cầu về hai góc xa cuối sân của đối phương, bạn chỉ có 5 độ di chuyển mặt vợt cho mỗi hướng, thế nên đánh cầu cao sâu tới khu vực giữa nơi đường cuối sân của đối phương luôn là sự lựa chọn của mọi VĐV, độ di lệch của nó ra hai bên là vừa. Đó là khoa học toán học hoàn toàn có thể chứng minh được.

Lưới căng trên sân là khá thấp.... rất nhiều người chơi cầu lông đã tưởng như thế và kết quả họ thường thực hiện những đường cầu Chạm lưới và không qua sân, ngay cả với những tay vợt có chiều cao 195cm. Thực tế với chiều cao 152-155cm, lưới sân cầu lông là cả một bức tường cao kinh khủng, đặc biệt khi cầu rơi ở khu vực sát lưới 2 mét thì bạn phải đưa quả cầu lên với góc gần như thẳng đứng thì mới hy vọng cầu qua lưới. Để thực hiện được các kỹ thuật đánh cầu qua lưới, các VĐV chuyên nghiệp đều hiểu rằng lưới trên sân rất cao và nếu chỉ đưa cầu Thẳng sang, khả năng cầu xuống lưới là rất lớn vì lực hút của trái đất sẽ kéo quả cầu đi xuống sớm hơn. Vì thế tất cả các VĐV chuyên nghiệp đều phải chú trọng sử dụng các kỹ thuật để tạo thành các quỹ đạo cầu xoáy rất phức tạp, vừa không bị lưới cản trở - lại đưa cầu tới đựơc những vị trí khó trên sân.

Vậy những vòng xoáy trong cầu lông là gì, và tại sao lại phải quan tâm tới chúng. Vì quả cầu lông có những cái "lông vịt" cho nên hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần đánh thẳng vào phần đế cầu là được, thêm chút điều khiển bằng cổ tay nữa là muốn đưa cầu tới đâu thì tới... Thực chất nếu bạn biết rằng chữ Cầu là để chỉ hình Cầu ( hình Tròn ), vì thế các VĐV chuyên nghiệp tiếp cận môn này là tiếp cận với một vật Hình Cầu không có Lông trên đó. Những chiếc lông chỉ có tác dụng định hướng và thay đổi tốc độ vật lý của Cầu chứ không làm ảnh hưởng tới nguyên tắc tiếp cận của Vợt với Quả Cầu.

Cầu lông hiện đại ngày nay, chiếm được không gian là chiếm được lợi thế, chính vì thế kỹ thuật đánh cầu sử dụng Xoáy Ngang được phát triển rất nhiều. Trong không gian 3 chiều (3D), các cú xoáy ngang thuận cuối sân thường gọi là cú Chém, còn các cú xoáy ngang ngược từ cuối sân gọi là các cú Xoáy Dừng. Tuy nhiên khi đang ở khu vực 2 mét sát lưới, các kỹ thuật tạo Xoáy Dọc ( xoáy đứng ) được sử dụng là chính, người ta hay gọi là cú "Cắt qua đít quả cầu". Thực chất các VĐV đang sử dụng kỹ thuật tạo xoáy Dọc Thuận chiều ( xoáy lên ) hay xoáy Dọc Ngựơc chiều ( xoáy xuống ) với hai loại kỹ thuật này sẽ tạo thành hai quỹ đạo cầu khác nhau và đưa cầu tới các vị trí khác nhau.... Tất nhiên các kỹ thuật đánh cầu thẳng thông thường còn gọi là cú Nâng cầu vẫn nhìn thấy ở đâu đó trên sân qua các cú Phông hay các cú bỏ nhỏ gần lưới căn bản....

Với các VĐV cao cấp, thông thường sử dụng các kỹ thuật xoáy hỗn hợp rất phức tạp. Với những cú Đập cầu từ giữa sân tới gần lưới, họ sử dụng kỹ thuật đập cầu thẳng - Flat là chính, nhưng từ sau vạch phát cầu đánh đôi, họ thường sử dụng đập cầu có xoáy để chống lại sự đi xuống lưới của cầu thẳng. Trong các kỹ thuật phòng thủ càng phức tạp, mỗi vị trí tiếp cầu họ có thể sử dụng các loại xoáy hỗn hợp pha giữa Xoáy Dọc và Xoáy Ngang tạo nên các quỹ đạo bay rất phức tạp khó đoán. Ngay cả những cú Phông cầu ngày nay cũng không còn sử dụng cú Nâng bằng cầu Thẳng như trước kia nữa mà được tạo xoáy ngược rất khó chịu, gọi là Phản Xoáy để chống lại các loại Cầu Xoáy do đối phương tạo ra.... Đó cũng chính là lý do mà ngày nay các loại Vợt cầu lông được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn Flexible. Khả năng xoắn vặn và chịu đựng xoắn vặn của Vợt là tiêu chí chính để đánh giá vợt cầu lông có phù hợp với yêu cầu của VĐV hay không. Vì để tạo Xoáy cho Cầu, các VĐV sử dụng vợt để xoắn vặn rất nhiều...Và cũng chính vì các loại xoáy hỗn hợp được tạo ra, cho nên các đường cầu trên sân rất lắt léo, khó đoán và đẹp mắt....còn VĐV thì cũng phải chịu đựng sự xoắn vặn cơ thể tương ứng mới tạo ra được những vòng xoáy đó.

Khi nói về cầu lông hiện đại, với những thay đổi về Luật thi đấu thời gian vài năm trở lại đây đã hình thành nên một thế hệ VĐV chơi cầu lông thuần tuý chỉ là những lối chơi vô cảm, chộp giật và trộm cướp . Những trận cầu chỉ kéo dài trung bình 30 phút và lượng khán giả đến sân theo dõi giảm đi một cách đáng kể khiến người ta đã nghĩ tới tình trạng giống như Bóng bàn. Nơi mà các tay vợt TQ cũng đã chiếm hết đất diễn và để lại một khán đài trống trơn vì không còn có gì để xem ở đó..... Tuy nhiên, không nên để điều đó ảnh hưởng đến cách tiếp cận môn cầu lông, một môn chơi rất đẹp mắt và thú vị. Hãy nhìn các giải đấu ở Châu Âu đang diễn ra, lượng khán giả đến sân vẫn chật cứng với giá vé không hề thấp từ 15-40 Euro/người. Hay các giải đấu biểu diễn của những tay vợt hàng đầu thế giới trong những năm trước đều thu hút rất nhiều người hâm mộ....và ở đó kỹ thuật - chiến thuật cầu lông vẫn thể hiện hết vẻ đẹp thể thao của nó cho dù chơi với cùng một luật.

Với cầu lông ngày nay, sau những thay đổi liên tục về luật, hiện nay luật thi đấu 21 tính điểm trực tiếp đã khiến cho cuộc đấu trở nên khốc liệt và cho dù giải thưởng đã nâng cao đáng kể nhưng vẻ đẹp cũng như sự hoàn thiện của môn thể thao này đã không còn như trước nữa. Hầu hết các tay vợt trẻ ngày nay đựơc coi là Mất Căn Bản và chỉ có lối thi đấu trộm giật, không có chiến thuật cụ thể nào và cũng không tạo thành một phong cách chơi ổn định. Khác với các tay vợt hàng đầu trước đây, khi lâm vào tình thế khó khăn họ mới bộc lộ rõ bản lĩnh thực sự của mình. Còn các tay vợt ngày nay khi gặp khó khăn họ Vỡ Trận rất nhanh, có thể xem hai trận Chung kết đơn nam của hai kỳ Olympic gần đây khi Lindan thua Taufik Hidayat quá nhanh ở Hy lạp và Lee Chong Wei thua cực kỳ nhanh khi gặp Lindan ở Bắc kinh....Hay quan sát Tiến Minh thi đấu nơi các đấu trường lớn và khi đấu tại giải quốc nội là hai khuôn mặt khác hẳn nhau. Đó là những ví dụ điển hình của tình trạng mất căn bản của VĐV ngày nay, không còn kỹ thuật chiến thuật dài hơi như trước đây... Tuy nhiên những tay vợt nhiều tuổi của lớp VĐV cũ như Taufik Hidayat - Peter Gade hay bộ đôi Vijaya Chandra-Tony Gunawan trong đánh đôi...dù tuổi tác đã trên dưới 30 nhưng vẫn giữ đựơc phong độ cao và luôn ở trong Top 10 cả chục năm nay, cho thấy rằng Căn Bản vẫn là một nền tảng bảo đảm sự ổn định trong kỹ chiến thuật của một VĐV..... Vì thế hy vọng rằng bài viết này vẫn có thể đem tới cho các bạn một cái nhìn căn bản về Cầu lông hiện đại. Tôi không nói rằng các bạn học theo lối căn bản và tốn nhiều thời gian là tốt nhất, vì luật chơi đã thay đổi. Nhưng cách tiếp cận nó vẫn là hiện đại nhất và là con đường tốt nhất nếu bạn muốn tiếp cận Cầu lông đỉnh cao với đúng ý nghĩa của nó.


Nguồn:tổng hợp từ internet

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Một số bài tập cầu lông cơ bản

Một số bài tập cầu lông cơ bản qua hình ảnh, tuy trong bài dạy bằng tiếng Hàn nhưng các động tác đều rất rõ ràng. ACE yêu thích môn cầu lông có thể tập theo các động tác cơ bản này.

Bài 1: Các động tác khởi động



Bài 2: Cách cầm vợt



Bài 3: Ba động tác đánh cơ bản



Bài 4: Kỹ thuật đập cầu



Bài 5: Bước chạy đánh cầu cuối sân



Bài 6: Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu gần lưới



Bài 7: Kỹ thuật đánh cầu thấp